Exit Interview là gì? Cần chuẩn bị những gì trước cuộc phỏng vấn này?

  Ngày 11/1/2021     

1. Thế nào là một Exit Interview?

Exit Interview thường do bên thứ ba hoặc chuyên gia nhân sự tiến hành, nên hãy thoải mái chia sẻ trải nghiệm của mình về quãng thời gian đã gắn bó với nơi đây. Vậy một buổi phỏng vấn thôi việc gồm những gì?

Bắt đầu từ việc bạn trình bày với cấp trên lý do từ chức và việc bố trí người thay thế vào vị trí. Sau đó, ban lãnh đạo sẽ lắng nghe những ý kiến, đóng góp cả tích cực lẫn tiêu cực từ phía bạn để tìm ra điểm cần khắc phục của công ty. Từ đó, họ có thể cải thiện vấn đề hoặc thậm chí là thuyết phục bạn ở lại.

Đây sẽ là cơ hội tốt để bạn cho cấp trên thấy được góc nhìn và kỳ vọng cá nhân qua những chia sẻ thẳng thắn, cụ thể với thái độ phù hợp.

2. Khi nào thì không nên tham dự Exit Interview?

Trong trường hợp như cấp trên lưỡng lự không muốn tiến hành phỏng vấn hay bạn muốn “dứt áo ra đi” ngay lập tức thì đừng nên tham dự Exit Interview. Bởi lẽ những cảm xúc tiêu cực, tâm lý chỉ trích sẽ làm hỏng mục đích của buổi phỏng vấn. Chưa kể đến việc này có thể làm mất lòng sếp, ảnh hưởng tới thư giới thiệu (reference letter) khi bạn tìm việc làm mới.

3. Cần chuẩn bị gì cho Exit Interview?

Hầu hết các nhà lãnh đạo đều chủ động tạo ra bầu không khí cởi mở, tích cực nên đừng ngại chia sẻ quan điểm riêng khi nhận được những câu hỏi dưới đây: 

·         Lý do từ chức của bạn là gì?

·         Với tư cách là cấp trên, chúng tôi có thể làm gì để cải thiện vấn đề?

·         Bạn có trân trọng quãng thời gian đã gắn bó với công ty?

·         Bạn có thể chia sẻ về vị trí sắp tới của mình được không?

·         Lộ trình đào tạo và phát triển của chúng tôi có để lại cho bạn suy nghĩ gì không?

Ngoài ra, đừng bất ngờ nếu được hỏi về trải nghiệm cá nhân tại công ty bởi đây chính là cơ hội để cấp trên thu thập phản hồi chân thật nhất từ nhân viên, từ đó cải thiện văn hóa công ty, môi trường làm việc. Trên trang tuyển dụng, tìm việc làm Joboko, những vấn đề liên quan đến văn hóa công sở đều được cập nhật chi tiết. Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu, hãy truy cập Tại đây để tham khảo và có thêm hiểu biết cho mình.

Đặc biệt, cần tránh phê phán, chỉ trích sếp hay đồng nghiệp bởi việc đó lợi ít, hại nhiều. Ngay cả khi cần nhận xét thẳng thắn, hãy đóng góp ý kiến một cách lịch sự, mang tính xây dựng. Bên cạnh đó, đừng chỉ mỗi nêu ra vấn đề, hãy đề ra các giải pháp tiềm năng mà bạn nghĩ sẽ hữu ích cho công ty.

Dù ít dù nhiều, mỗi vị trí, công việc đều mang lại cho bạn những kinh nghiệm quý báu. Ngay cả khi không thể tiếp tục gắn bó, hãy bước ra khỏi buổi phỏng vấn với tâm trạng thoải mái, để lại cho cả đôi bên một kỉ niệm đẹp, đáng trân trọng.