Quy định mới liên quan đến kế toán thuế nội địa Thông tư 111/2021/TT-BTC áp dụng từ tháng 07/2022

  Ngày 02/8/2022     

Vừa qua, Bộ tài chính đã ban hành thông tư 111.2021.TT-BTC với nội dung hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế nội địa. Theo đó kể từ ngày 01/07/2022, các quy định mới tại thông tư sẽ bắt đầu được áp dụng và có hiệu lực. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc khái quát toàn bộ thông tin tổng quan xoay quanh nội dung thuế nội địa.

 

 

1. Khái niệm thuế nội địa

Thuế nội địa được hiểu là các khoản thuế đánh vào tất cả các đối tượng liên quan tới công dân, hoạt động và tài sản trong nước.

    + Các sắc thuế nội địa đánh vào cá nhân có thể kể tới: Thuế thu nhập, Thuế tiêu thụ.

    + Các sắc thuế nội địa đánh vào công ty bao gồm: Thuế pháp nhân, Thuế môn bài, …

    + Các sắc thuế nội địa đánh vào hoạt động gồm có: Thuế giao dịch tài chính; Thuế mua bán nhà đất; Thuế thừa kế, ...

   + Các sắc thuế nội địa đánh vào đồ vật như: Thuế tài sản; Lệ phí phòng cháy chữa cháy; Lệ phí đăng ký ô tô xe máy; Lệ phí công chứng, ...

Với một số mặt hàng nhập khẩu, sẽ vừa phải chịu thuế nhập khẩu vừa phải chịu thuế nội địa trong quá trình tiêu thụ hàng hóa.

2. Các nghiệp vụ cơ bản của kế toán thuế nội địa

Thông tư 111/2021/TT-BTC nêu rõ, công tác kế toán thuế nội địa có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác quản lý thuế hiệu quả của các cơ quan chức năng. Vì vậy hoạt động kế toán thuế phải được thực hiện liên tục, có hệ thống theo đúng quy trình được quy định tại các tài liệu liên quan.

Kế toán thuế nội địa cũng phụ trách những công việc tương tự như một vị trí kế toán thuế bất kỳ. Bao gồm các công việc cơ bản sau:

    + Thu thập và xử lý thông tin đầu vào, lập chứng từ kế toán thuế.

    + Thực hiện ghi sổ kế toán thuế.

    + Lập các báo cáo cần thiết đáp ứng nhu cầu quản lý và theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam

    +Lưu trữ, theo dõi và cung cấp thông tin, tài liệu về kế toán thuế tới những người trong phạm vi quyền hạn cho phép.

 

Các quy định về kỳ kế toán thuế:

Kỳ kế toán được xác định theo năm dương lịch với các trường hợp thông thường được tính bắt đầu từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 dương lịch.

    + Đối với các đơn vị mới thành lập thì kỳ kế toán năm đầu tiên sẽ được xác định bắt đầu từ thời điểm ngày ký quyết định thành lập mới, hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đơn vị theo đúng thông tin được ghi trên giấy tờ chứng nhận/quyết định. Trường hợp này thì kỳ kế toán năm vẫn được kết thúc vào thời điểm hết ngày 31/12 năm dương lịch.

    + Đối với các đơn vị bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhật, giải thể thì kỳ kế toán cuối cùng được tính từ ngày 1/1 năm dương lịch đến hết ngày liền kề ngày có quyết định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể có hiệu lực.

 

Các nguyên tắc hạch toán:

    + Ngày ghi sổ kế toán thuế vào Phân hệ kế toán thuế trên Hệ thống được xác định là ngày hạch toán.

    + Ngày thu thập thông tin đầu vào của chứng từ kế toán ghi sổ phải đảm bảo nguyên tắc trùng với ngày phát sinh nghiệp vụ quản lý thuế, chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày phát sinh nghiệp vụ. Nếu vướng vào thời điểm ngày nghỉ theo quy định thì sẽ được trừ đi ngày nghỉ đó. Trừ ngày nghỉ theo quy định thì ngày thu thập thông tin là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.

 

Trong trường hợp, kế toán thuế muốn điều chỉnh các nghiệp vụ đã được hạch toán và kỳ thế toán trước thì sẽ được xử lý như sau:

     + Nếu thời điểm thực hiện điều chỉnh trước thời điểm đóng kỳ kế toán thuế thì được hạch toán điều chỉnh vào kỳ kế toán thuế của năm trước và xác định bằng thông tin năm kế toán.

     + Nếu sau thời điểm đóng kỳ kế toán thuế thì việc điều chỉnh số liệu của kỳ kế toán trước phải được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

 

 

3. Điểm mới liên quan đến kế toán thuế nội địa tại Thông tư 111/2021/TT-BTC

Các nội dung quan trọng liên quan đến kế toán thuế nội địa tại Thông tư 111/2021/TT-BTC mà bạn đọc cần lưu ý bao gồm:

Thông tư 111/2021/TT-BTC hướng dẫn chi tiết về tiền thuế và các khoản thu khác theo quy định tại Bộ Luật quản lý thuế 2019. Chi tiết gồm các văn bản hướng dẫn thi hành sau:

    + Những quy định chung về kế toán thuế

    + Quy định về việc ứng dụng CNTT vào công tác kế toán thuế

    + Thu nhập thông tin đầu vào, xử lý chứng từ kế toán thuế

    + Tài khoản kế toán thuế; Sổ kế toán thuế; Báo cáo kế toán thuế;

    + Tổ chức công tác kế toán thuế.

    + Quy định về tiền tệ trong nghiệp vụ kế toán thuế cũng có nhiều điểm mới tại thông tư 111/2021/TT-BTC Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ, hạch toán và trình bày trong các báo cáo kế toán thuế nội địa phải là đồng Việt Nam. Vì vậy, nếu trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ quản lý thuế sử dụng đồng ngoại tệ thì kế toán viên phải thực hiện việc quy đổi theo quy định sau

            - Thực hiện quy đổi số đã thu theo tỷ giá ngoại tệ mà Bộ Tài chính quy định tại thời điểm hạch toán.

            - Thực hiện quy đổi số đã thu theo tỷ giá ngoại tệ hạch toán trên chứng từ hạch toán thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước truyền sang cơ quan thuế.

            - Thực hiện quy đổi số nộp thừa theo tỷ giá ngoại tệ quy định tại điểm a.5 khoản 1 Điều 25 và khoản 4 Điều 46 Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 hướng dẫn Luật Quản lý thuế 2019 và Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

            - Thời điểm có hiệu lực của thông tư này bắt đầu từ ngày 1/7/2022 và thực hiện áp dụng từ kỳ kế toán thuế năm 2022.

 

     Kế toán thuế nội địa là một công việc chiếm tỷ trọng lớn trong công tác kế toán nói chung. Hơn nữa với đặc thù về tính chất chuyên môn trong công việc Kế toán thuế, doanh nghiệp nào cũng đều cần có sự đầu tư tối đa để nhân sự có thể thực hiện hiệu quả nhất công việc này. Việc đầu tư và ứng dụng một phần mềm kế toán chuyên nghiệp  là một giải pháp vô cùng tối ưu cho các doanh nghiệp. Đây được xem như một công cụ hỗ trợ đắc lực trong công tác quản lý Tài chính – Kế toán tổng thể. Ngoài việc hỗ trợ giải quyết bài toán Kế toán thuế, phần mềm có thể hỗ trợ toàn diện đến tất cả các phần hành kế toán khác như: Kế toán vốn bằng tiền; Kế toán mua hàng; Kế toán bán hàng; Kế toán TSCĐ, CCDC; Kế toán sản xuất, giá thành; Kế toán thuế, tiền lương; …

 

Quý doanh nghiệp, hộ kinh doanh quan tâm nhận ưu đãi & dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử trên phần mềm Kế toán Topsoft, vui lòng liên hệ Hotline: 091 234 7410 hoặc Email liên hệ : hieucmtopsoft@gmail.com